GIỐNG NHO MẪU ĐƠN (NHO SỮA KHÔNG HẠT)
- Tên giống: Mẫu Đơn
- Số bằng bảo hộ: 77.VN.2022
- Tên gọi khác của giống (nếu có): Nho Sữa không hạt
- Đơn vị chủ sở hứu: Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Chuyển giao công nghệ Nông, Lâm nghiệp, trường ĐH Nông Lâm Bắc Giang
Địa chỉ liên hệ: – Thị trấn Bích Động, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
Hotline: 0913986198 / 0969252131
Điện thoại: 0204.3840.288 E-mail:
trungtamncudvacgcn@bafu.edu.vn
- Thời vụ: một năm trồng hai vụ: vụ 1: tháng 2,3; vụ 2: tháng 8,9 dương lịch
- Kỹ thuật canh tác:
a) Điều kiện trồng ngoài đồng ruộng, trong nhà màng, nhà lưới, luống có mái tre nilông
b) Điều kiện đất:Thích hợp với nhiều loại, đất thịt nặng, đất Pha cát bạc màu, đất lẫn sỏi đá. Đất trồng yêu cầu thoát nước tốt.
c) Phân bón:
* Thời kỳ cây con (tính cho 360 m2– 1 sào Bắc bộ):
+ Thời kỳ cây con: kéo dài khoảng 7-8 tháng, giai đoạn này khoảng 2 tháng bón phân một lần. Phân bón cho giai đoạn này có thể dùng phân hữu cơ sinh học đạt tiêu chuẩn định lượng quy định với số lượng 150 kg/sào hoặc phân hóa học gồm Urê 25 kg + Super lân 40 kg/sào + Clorua kali 20 kg/ha, vôi 40 tấn/sào và 750 kg/ phân chuồng ủ hoai (QĐ số 3735/QĐ-UBND ngày 25/6/20008).
Chia ra các lần bón như sau:
– Bón lót: Trước khi trồng giống nho làm gốc ghép. Đào hố bón 8-10 Kg phân chuồng hoai, lấp đất trước khi trồng 15 ngày.
– Bón thúc lần 1: Khi cây nho mới bén rễ. Bón 25 kg phân HCSH hoặc 3 Kg Urê + 35 Kg Super lân + 2 Kg Clorua kali.
– Bón thúc lần 2: 2 tháng sau khi trồng. Bón 25 kg phân HCSH hoặc 3 Kg Urê + 35 Kg Super lân + 2 Kg Clorua kali.
– Bón thúc lần 3: 4 tháng sau khi trồng. Bón 50 Kg phân HCSH hoặc 6 Kg Urê + 7 Kg Super lân +3.5 Kg Clorua kali.
– Bón thúc lần 4: 6 tháng sau khi trồng. Bón 50 Kg phân HCSH hoặc 6.0 Kg Urê + 8 Kg Super lân + 3.5 Kg Clorua kali.
Cách bón: Bón quanh gốc kết hợp xới xáo chunh quanh vùng rễ, lần đầu cách gốc 20 cm, các lần kế tiếp xới xa dần, bón xong theo nước ngay.
* Thời kỳ kinh doanh: (tính cho 360 m2– 1 sào Bắc bộ)
– Phân chuồng: Bình quân khoảng 20 Tấn/ha/vụ (chỉ bón cho vụ Đông Xuân), bón ngay khi thu hết trái vụ trước.
– Phân hóa học: Bón theo công thức NPK là 184-160-200 Kg/ha/vụ,
* Chú thích: – (1): Ngay khi thu hoạch hết trái vụ trước.
– (2): Trước cắt cành 10 – 15 ngày.
– (3): Sau cắt cành 10 – 15 ngày.
– (4): -nt- 35 – 40 ngày.
– (5): -nt- 55 – 60 ngày.
d) Phòng trừ sâu bệnh
+ Cây nho bị chủ yếu các loại sâu, bệnh phá hại như sau: Sâu xanh da láng, bọ trĩ, bọ cánh cứng, sâu tơ, bệnh sương mai, phấn trắng, thán thư, thối cuống quả: Chúng tôi có sử dụng các loại thu bảo vệ thực vật như sau:
– Thuốc trừ sâu: Abamectin 36 EC, Actara 25WG, Vitaco 40 WG
– Thuốc trừ bệnh: Antracol, Amistartop 325SC, Melody 66,75WP
* Nhận xét về điều kiện thời tiết trong quá trình làm thí nghiệm
* Các yếu tố cấu thành năng suất, chất lượng:
TT | Đặc tính | Giống Nho Mẫu đơn | Ghi chú |
1 | Thời gian trồng | Tháng 2 – 3 dương lịch và tháng 9 – 10 dương lịch | |
2 | Thời gian ra hoa sau cắt cành | 19,3 ngày | |
3 | Số vụ thu hoạch quả/năm | 2 Vụ quả | |
4 | Phương pháp nhân giống phù hợp | Giâm hom | |
5 | Năng suất trung bình | 13,3 tấn/ha/vụ | |
6 | Chất lượng quả | ||
6.1 | Khối lượng quả trung bình | 9,1 gram/quả | |
6.2 | Số lượng hạt | Không có | |
6.3 | Tỷ lệ thịt quả | 92% | |
6.4 | Độ brix | 21,2% | |
6.5 | Màu sắc vỏ quả | Xanh vàng | |
6.6 | Hình dạng quả | Trứng tù | |
6.7 | Cấu trúc thịt quả | Mọng nước | |
6.8 | Hương vị | Rất ngọt |
Một số hình ảnh